Số tiền trên đã tính cả phí trước bạ, biển số, đăng ký với ô tô mới, còn nếu mua xe cũ thì chỉ mất tiền sang tên thôi. Ý kiến của tôi thì lấy Kia Cerato vì thấy "vừa miếng", sedan hạng C thì đi cũng ổn với gia đình trẻ, thiết kế đẹp và vận hành ổn, dù xe hơi ồn.
Tuy nhiên, vợ tôi không ưng lắm vì kêu đây là xe Hàn Quốc. Anh họ bên vợ có chiếc Mazda CX-5 muốn lên đời, bán ra ngoài thì 800 triệu nhưng để cho vợ chồng tôi thì 750 triệu thôi, bao phí luôn. Vợ tôi vì thích xe gầm cao, lại thương hiệu Nhật nữa, nguồn gốc thì cũng có thể nói là tin tưởng được.
Xe lấy về thì chắc là vợ chồng cùng đi, ai có việc thì dùng bởi đi làm gần nhà thì có thể đi xe máy, chủ yếu dùng khi đi xa hay cần ngoại giao. Tôi thì vẫn giữ quan điểm là tiền đó mua luôn xe mới, khỏi phải mang tiếng mua được rẻ của ai cả, cũng không vướng mắc về sau. Nhưng vợ thì có vẻ thích xe gầm cao, đặc biệt là chiếc CX-5 từ lâu.
Xin nhờ mọi người tư vấn giúp.
Độc giả Bình Long(Theo Dân trí)
Bạn đang có băn khoăn gì về các quyết định mua bán, sử dụng xe? Hãy chia sẻ bài viết, câu hỏi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tôi hiện đang sử dụng chiếc Mazda 2 được 3 năm và chưa từng bị va quệt để phải dùng đến bảo hiểm vật chất. Tôi định sẽ không mua bảo hiểm tiếp vì thấy mất niềm tin vào doanh nghiệp bán bảo hiểm.
" alt=""/>Khoảng 750 triệu đồng, mua Kia Cerato mới hay Mazda CXTheo đó, quá trình thanh tra, NXB Thông tấn đã chấp hành đúng Quyết định thanh tra số 11/QĐ-CXBIPH ngày 18/3/2020 của Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành; tổ chức bộ phận phối hợp với đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động xuất bản và các xuất bản phẩm được kiểm tra; Thực hiện tương đối đúng tôn chỉ, mục đích của NXB; Chấp hành đúng việc đăng ký xuất bản, thực hiện tương đối trình tự, thủ tục trong hoạt động xuất bản, liên kết xuất bản, chế độ báo cáo, chấp hành tốt cá quy định về quyền tác giả và quảng cáo trên xuất bản phẩm.
![]() |
Hội sách (ảnh minh hoạ). |
Tuy nhiên, văn bản cũng nêu rõ, công tác điều hành của Giám đốc NXB chưa thật phù hợp với quy định của pháp luật về xuất bản. Trong tổng số 44 xuất bản phẩm được kiểm tra, Giám đốc NXB đã giao cho Phó Tổng biên tập Phùng Thị Mỹ trực tiếp chịu trách nhiệm nội dung 4/44 xuất bản là không thực hiện đúng quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng biên tập tại Khoản 2 Điều 18 Luật Xuất bản.
Ngoài ra, Giám đốc NXB đã ủy quyền và chấp nhận 9/35 hợp đồng liên kết xuất bản xuất bản phẩm do chi nhánh NXB Thông tấn tại TP.HCM đứng ra giao kết và đóng dấu của chi nhánh là không thực hiện đúng quy định tại điểm đ, Khoản 1 Điều 18 Luật Xuất bản.
Mặc dù NXB Thông tấn được cơ quan chủ quản bảo đảm đầy đủ điều kiện hoạt động, đảm bảo lương cho lãnh đạo, biên tập viên, nhân viên và có điều kiện rất thuận lợi trong bối cảnh nhiều nhà xuất bản khác phải tự chủ, nhưng tỷ lệ xuất bản phẩm tự xuất bản của NXB Thông tấn rất thấp, chiếm tỷ lệ 0,89% năm 2019. Nếu tính số xuất bản phẩm lần đầu thì chỉ có 01/449 xuất bản phẩm, chiếm tỷ lệ 0,22%.
NXB chưa chủ động khai thác, đầu tư kinh phí mua bản quyền để xuất bản các tác phẩm, tài liệu có giá trị cao trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Hoạt động xuất bản của NXB Thông tấn phụ thuộc nhiều vào việc đặt hàng của cơ quan chủ quản, việc đặt hàng xuất bản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước và phụ thuộc chủ yếu vào đối tác liên kết.
Ngoài ra, theo kết luận này, NXB Thông tấn còn nhiều sai sót trong công tác tổ chức biên tập bản thảo, soạn thảo, lưu giữ hồ sơ, tài liệu; Ghi sai thông tin về đối tác liên kết trên xuất bản phẩm thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong quản lý liên kết; phát hành xuất bản phẩm khi chưa nộp lưu chiểu; Chưa có biện pháp kiểm soát của đối tác liên kết in, liên kết phát hành xuất bản phẩm nên dẫn đến tình trạng đối tác liên kết đã không nộp bản in hoàn chỉnh của 100 xuất bản phẩm liên kết dạng lịch bàn, lịch tờ của năm 2019 để Nhà xuất bản nộp lưu chiếu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
NXB Thông tấn cũng ký hợp đồng liên kết in 6 xuất bản phẩm với cơ sở in không có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 195/2013/NĐ-CP; Quảng cáo thực phẩm trên xuất bản phẩm… vi phạm Luật Quảng cáo.
Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành yêu cầu Giám đốc NXB tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc, Tổng biên tập nhà xuất bản quy định tại Điều 18 Luật xuất bản; Xây dựng kế hoạch tìm kiếm, khai thác các tác phẩm, tài liệu có giá trị để phục vụ tốt nhiệm vụ xuất bản; Nghiêm túc rút kinh nghiệm, khác phụ triệt để các tồn tại, hạn chế nêu đã nêu; Kịp thời chấn chỉnh quy trình biên tập, đọc duyệt bản thảo,....
Căn cứ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, Cục Xuất bản, In và Phát hành kiến nghị biện pháp xử lý là xử phạt vi phạt hành chính đối với NXB Thông tấn. Chuyển hồ sơ đến Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hà Nội xem, xử lý vi phạm hành chính đối với 03 cơ sở in xuất bản phẩm nhưng không có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm. Chuyển hồ sơ đến Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM xem xét, xử lý vi phạm hành chính đối với 03 cơ sở in xuất bản phẩm nhưng không có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm. Chuyển Cục thú y kiểm tra, xử lý việc quảng cáo, kinh doanh các sản phẩm thuốc thú y.
Cục Xuất bản, In và Phát hành cũng yêu cầu NXB Thông tấn niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc trong vòng 15 ngày liên tục kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra và báo cáo bằng văn bản tới Cục kết quả thực hiện các nội dung liên quan tới kết luận thanh tra trước ngày 30/6/2020.
Tình Lê
Đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành cho hay, Cục đã yêu cầu NXB báo cáo sự việc cuốn 'Từ điển chính tả tiếng Việt' gây xôn xao dư luận những ngày qua.
" alt=""/>Xử phạt hành chính Nhà xuất bản Thông tấnTuy nhiên, nói đi phải nói lại, hệ thống rạp chỉ là đơn vị kinh doanh thuần túy. Họ không phải thời điểm nào cũng có phim tốt để lấp kín toàn bộ suất chiếu được lên lịch. Từ đó phát sinh vấn đề, cứ thử chiếu nếu không được thì rút phim từ nhiều suất thành ít suất, hoặc nếu quá tệ thì sau vài ngày là rút phim hoàn toàn khỏi hệ thống rạp của mình.
Lúc này, điểm mấu chốt sẽ nằm ở chỗ là nhà phát hành sẽ chào với hệ thống rạp những phim gì. Hệ thống rạp không có chức năng phát hành phim, do đó họ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng phim mà nhà phát hành mang đến. Một bộ phim ra rạp chính thức ở Việt Nam, thông thường hệ thống rạp sẽ lấy 55% trên tổng doanh thu toàn bộ phim, còn nhà phát hành sẽ nhận được tỷ lệ phần trăm nhất định dựa trên thỏa thuận với nhà sản xuất phim khi quyết định nhận phát hành.
Chính vì tỷ lệ phần trăm chi phí phát hành khác nhau cũng như khâu thẩm định bộ phim của các ekip phát hành cũng rất khác nhau, dẫn đến tình huống có thể phim bị từ chối bởi nhà phát hành này song lại được một nhà phát hành khác nhận về làm.
Lúc này, một nhà phát hành có tâm và có tầm sẽ thể hiện rất rõ ở việc có dám mạo hiểm hợp tác với phim thảm họa, hay từ chối thẳng thừng dù lợi ích tài chính mang đến có thỏa mãn hoàn toàn.
Ở Việt Nam, bên cạnh thỏa thuận phát hành liên quan đến tiền bạc, còn có một vấn đề khác nữa là mối quan hệ với các nhà sản xuất thân quen. Và thật ra, đây mới chính là điểm chí tử của việc rất nhiều nhà phát hành lớn nhận phát hành phim thảm họa dù tận trong thâm tâm muốn từ chối cả ngàn lần. Hình thức “bia kèm lạc” này đã và vẫn đang diễn ra trong suốt nhiều năm qua tại thị trường Việt Nam. Do đó, lại thêm một kẽ hở nữa phát sinh từ phía nhà phát hành khiến cho các “phim thảm họa” vẫn cứ tung tăng ra rạp, dù người trong cuộc đã biết trước hệ lụy phát sinh.
Vẫn còn 'Thượng phương bảo kiếm'
Một bộ phim muốn ra rạp thì phải cần nhà phát hành, sau đó nhà phát hành sẽ đưa phim cho hệ thống rạp xếp lịch chiếu, cuối cùng khán giả là người chọn phim khi đến rạp. Song, một bộ phim muốn được phát hành phải có giấy phép công chiếu. Và giấy phép công chiếu này do Hội đồng duyệt phim quốc gia trực thuộc Cục điện ảnh cấp phép.
Như vậy, có thể thấy “thượng phương bảo kiếm” lúc này rõ ràng đang nằm trong tay của các thành viên Hội đồng duyệt phim. Về mặt nguyên tắc, không thể ngăn cấm việc trình chiếu một bộ phim không vi phạm bất cứ quy định nào về việc cấp phép phát hành. Tuy nhiên, phim là một sản phẩm rất đặc thù, có sức tác động rất lớn với khán giả ở khía cạnh văn hóa lẫn tâm lý. Thế nên, các thành viên của Hội đồng duyệt phim hoàn toàn có thể từ chối cấp phép nếu cảm thấy bộ phim có tác động xấu đến thị trường điện ảnh, đến thị hiếu khán giả và thậm chí là là giảm sút mức độ tin cậy của nền điện ảnh chúng ta trong mắt của các đối tác quốc tế.
Không cấp phép cho phim “thảm họa” chắc chắn là một thách thức hoàn toàn mới với Hội đồng duyệt phim. Nhưng việc này hoàn toàn cần thiết, và phải thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo mỗi bộ phim đưa ra trước công chúng đều có một chuẩn chất lượng nhất định.
Nếu Hội đồng duyệt phim làm được điều này, cũng chính là cách ngăn chặn các nhà sản xuất manh nha có ý định làm tiếp các phim “thảm họa” trong tương lai gần. Đồng thời, giải quyết luôn khâu chất lượng sản phẩm khi đưa đến tay nhà phát hành sau đó đi ra hệ thống những cụm rạp.
Khi những “kẽ hở” được bịt kín ngay từ đầu. Dù cho những đam mê, nhiệt huyết, ý định tốt của các đạo diễn và nhà sản xuất phim có bị “đặt sai tình huống” đến đâu, thì cũng sẽ không bao giờ có thêm những “thảm họa” phim Việt nữa xuất hiện trong tâm trí khán giả.
Và không chỉ khán giả của điện ảnh Việt Nam cảm ơn mà chính các nhà sản xuất, đạo diễn có tay nghề, những người làm việc liên quan đến các khâu trong ngành sản xuất phim… cũng sẽ rất vui mừng. Bởi không thể nào để “một con sâu làm rầu nồi canh” huống gì là “rất nhiều con sâu đang làm rầu nồi canh”!
Bài 3: Đòn trừng phạt cao nhất cho những phim Việt 'thảm họa'